Tôi dạy con-6. HỌC YÊU LẠI TỪ ĐẦU

Việt Nam giàu và đẹp. Rồi, sau non nửa thế kỉ thống nhất, mất niềm tin đang tràn lan. Ở mọi thành phần, dưới mọi hình tướng, tình huống, cấp độ.

Con nên làm gì? – Hãy bình tâm ‘patom hatai‘ và học yêu lại từ đầu, tôi nói.

12 năm trước, vừa nhận vai Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ, tôi đụng vào nề nếp cũ dường bất khả thay đổi của Hội Nhà văn Việt Nam. “Cá nhân có thể làm gì?” – tôi hỏi, và trả lời: Với tinh thần công chính và sự hiểu biết, vẫn làm được (xem Nhân dân cuối tuần, 2-12-2012).

Continue reading

Tôi dạy con-5. ĐỂ LÀM GÌ, SỐNG?

Tôi mang tiếng với đời là “bồ chữ”, là học giả, nhà nghiên cứu, trong khi ngay tuổi 20 tôi đã thức nhận, và tuyên rằng thư viện là mồ chôn giấc mơ tuổi thanh xuân, còn Đại học là nơi thui chột thiên tài.

Con người sinh ra để làm gì, con biết không? – Rất đơn giản, để… sống!

Năm 2005, bạn thơ trẻ Cham ghé tôi ở Quận 4, kêu: Tầm cei Sara làm tuyển tập được rồi. Tôi chợt nhớ bạn thơ tôi khoe cái Bằng guiness Tuyển tập thơ song ngữ Tày Việt dày nhất Việt Nam. Bà Trời ơi!

Continue reading

Inrasara: LỜI CẢM ƠN MUỘN MÀNG

[như một lời giã từ thầy Bùi Khánh Thế]

Nhập cuộc chữ nghĩa, sau nhà thơ Nông Quốc Chấn – là người đứng bảo hộ cho đặc san Tagalau do tôi sáng lập và chủ biên, ở lĩnh vực ngôn ngữ Cham – tôi xem thầy Bùi Khánh Thế là ân nhân.

Tôi gặp thầy đầu tiên vào năm 1980 tại Hội thảo về “chuẩn hóa chữ Cham” ở Phan Rang do Ban Biên soạn sách chữ Chăm tổ chức. Khi ấy tôi nông dân mới bước qua tuổi đôi mươi, đại biểu trẻ măng ngồi giữa “các cụ” đáng kính. Lần hai, tám năm sau – tại Đại học Tổng hợp TPHCM.

Continue reading

Thơ của bạn thơ-43. ĐOÀN QUỲNH NHƯ VỌNG TỪ MỘT HÀNH TRÌNH YÊU

Hành trình yêu của Đoàn Quỳnh Như đưa người đọc giáp mặt ngày lạ lẫm.

Những ngày rộp, ngày trút đổ, ngày căng rỗng, ngày rỗng thênh, ngày nguyên sơ, ngày rộc, ngày hớn hở, ngày chảy tan, ngày nấc nghẹn, ngày không mưa không nắng, ác mộng ngày, ngày màu đêm…

Tất cả là ngày trí nhớ mất tích.

Continue reading

Tôi dạy con-4. CHAM BÊNH CHAM!

[hay. Thế nào là tinh thần công chính?]

Khi cha bị công phá, dẫu oan tới đâu, con có nên nhảy vào bênh vực không? – Tuyệt đối không! Tôi không muốn và không khuyến khích mấy đứa làm chuyện đó. Thành phe cánh rồi còn gì…

Năm ngoái, một bạn Cham thế hệ mới giữa đám đông, nói tỉnh bơ, còn cho đó là hay nữa, rằng dù không ưa nhau, nhưng khi đụng chuyện, anh em Cham chúng tôi vẫn bênh vực nhau.

Continue reading

Tôi dạy con-2. THEO ĐUỔI GIẤC MƠ CỦA CHÍNH MÌNH

Tôi biết có người dạy con rất dữ, dạy suông thế thôi. Có người buộc con mình phải hơn đứa này, con nọ ở nhà kia. Nghe kể – nghe kể thôi, Trump còn dọa không chia tài sản, nếu đứa con nào rượu bia, hút xách nữa.

Tôi không dạy con làm giàu hay gầy dựng tiếng tăm, càng không dạy con thành công, mà là – sống. Không phải sống nốt giấc mơ dang dở của cha nó, mà sống và theo đuổi giấc mơ của chính nó – Tôi nói với Jaka như thế.

Continue reading

Tôi dạy con-3. BA TRỤ CỘT CỦA SỐNG

Chuyện ai cũng tưởng biết nhưng không làm, ai cũng nghĩ làm dễ mà hiếm khi làm được. Có thể gọi đó là 3 bí kíp để tồn tại, để sống khôn ngoan, và sống có ý nghĩa.

[1] THỂ THÂN

Trân quý và học biết chăm sóc thể thân mình. 

Không có NÓ, tất cả thành vô nghĩa. Bùi Giáng có câu thơ chịu chơi rất mực: “Người còn thì của mới lai rai còn”. Nói chi của cải, cả mấy lí tưởng cao xa, bao ước vọng xinh đẹp đều tiêu tán đường khi nó không còn. Tâm hồn, tâm linh gì gì cũng khởi từ thể thân mà đi.

Continue reading

Tôi dạy con-1. 7 ĐIỀU TÔI [MUỐN] DẠY CON TRAI

“Hai “đoản thi dành cho con” tôi viết năm 1982, khi tôi còn chưa có con. Chỉ dành riêng cho con trai, mới lạ. Trẫm triệu xui tôi không có con gái “nối dõi” cũng phải! Thơ nói gần như đủ đầy, sau đây là 7 điểm nhấn thiết yếu vận dụng vào đời thực:

[1] Tuyệt đối không nói dối, dĩ nhiên “thành thật không buộc con tự nộp mình”.

[2] Con có thể sai, nhưng không được quyền ác.

[3] Nếu không giúp người được, ít nhất cũng biết giúp mình.

Continue reading

2-KHANH CÒN, CHAM KHÔNG MẤT

[kỉ niệm ngày anh Ngụy Văn Nhuận về với ông bà]

‘Akhar’ nghĩa là “chữ”, Cham đồng hóa chữ với “tri thức”; ‘khan’: váy. Cả hai được phát âm là “khanh”. Tôi đã kể nhiều câu chuyện về 2 món này, xin gạch đầu dòng kê mấy chi tiết độc, lạ hầu bạn đọc.

[1] Thời hiện đại, tôi chưa thấy Cham nào trân quý ‘Akhar thrah’ như anh Ngụy Văn Nhuận, nhạc sĩ Tantu, và anh Ysa Cosiem, hay trước đó: bác Lâm Nài. Quý vô tư và vô vị lợi, không ý đồ nổ hay để lại dấu vết trên đời. Trân quý đến thành tín.

Continue reading